Wednesday, December 10, 2014

Chân dung người Vợ .

Bức chân dung đen trắng không màu mè hoa mỹ, người  phụ nữa  trong ngàn vạn phụ nử vợ của lính thời đất nước ngã nghiêng đã chiến đấu không súng, không đạn, không huy chương, không tưỡng lục, tất cã cho chồng, trải  thảm cho con bước lên …          
                                             Ngôn 72 Nguyễn.

      Hắn là một Sĩ Quan mang sứ mệnh bảo vệ miền Nam Tự do  giờ thứ  hai mươi lăm vẩn còn trong rừng, trở về nhà  còn cái quân xà lỏn  sau  năm ngày miền Nam mất,  khu  phố vắng lặng không người ,  gia đình hắn đã đi về  đâu?  Vợ quá nhỏ  ốm yếu cõng theo hai đứa con, trai đầu gần  hai tuổi, bé  sau mới sáu tháng còn thêm một Mẹ già chẵng mấy chi khỏe mạnh. 
       Một ngày, hai ngày, ba ngày  hàng xóm đã lục đục trở về, hỏi thăm tin tức    không ai biết  , chẵng lẻ vô nhà chị Oanh, một bà già thêm hai con dại  làm sao vượt hơn phần nửa đất nước trong hoàn cảnh dầu sôi lữa  bỏng , những  ngày tháng cuối cùng, miền Nam đắm chìm trong bom đạn chết chóc, hắn nghĩ nếu còn sống  nhà chị Oanh là nơi duy nhất họ tới, vì nhà chỉ có hai chị em  nội ngoại chẵng còn ai  . Hắn phải đi tìm .
       Muốn vượt qua  khoảng đường trên ngàn cây số, giữa lúc tranh tối tranh sáng, phương tiện giao thông không có, quốc lộ một nặng mùi khó  thở chẵng khác chi khu nhà xác, kinh hoàng, rùng rợn, xác chết ngỗn ngang trên đường, người sống thất thần bên  xác  người  thân không nguyên vẹn. Bom đạn cày tung nhựa đường , đủ loại xe to  nhỏ, cái chổng bánh  lên trời, cái nằm lăn xuống ruộng, cái cháy đen đưa sườn  , cầu sập người bên ny ngó người bên tê  cay đắng ngậm ngùi  .

       Như người vô hồn , như xác chết biết đi , hắn thất thểu  bước ,  bước qua bao nhiêu tang thương , bao nhiêu chua xót ,  quốc lộ nầy hắn đã lắm lần đi qua , đã  dệt bao nhiêu kỹ niệm , giòng sông mà hắn đã ngụp lặn bây giờ hình như đang hững hờ tẻ nhạt , đang ngoảnh mặt làm ngơ  . Hắn thấy mình như  người khách  lạ  đang đến một đất nước xa xôi nào đó , lạnh lùng , hụt hẫng .
       Một tuần , hai tuần , từng chặng đường , nhiều loại phương tiện   cũng mò mẫn về tới  cư xá Chí Hòa  , hắn   chấp tay thầm thĩ  :
  (Tạ ơn Chúa  đã cho con vượt qua  đoạn đường dài , xin Ngài ban bình an cho mọi người thân yêu con đang tìm  đến). Anh Phát mở nhẹ cữa cho  hắn vào , bầu khí gia đình ngột ngạt nặng nề  , chị Oanh đặt ngón tay lên  miệng  ra dấu im lặng , hắn liếc quanh không thấy mẹ , vợ , và hai con của hắn, chị Oanh nói nhỏ: 
-        Mẹ  mới đưa cháu vào phòng , ngoài đó vô hay từ mô tới ? Em đã ăn chi chưa ?
-        Dạ ! Em từ ngoài nớ vô ,  vừa ăn tô cháo trắng hột vịt muối đầu đường , vợ em đâu ? Duyên đâu  hã chị ? .
     Anh Phát và chị Oanh nhìn nhau không nói  , một  linh cảm đau buồn  đang chờ chực , hắn mệt mỏi ngã dài trên nền ca rô phòng khách , nằm đợi trong hồi hộp lo âu như tù nhân trước vành móng ngựa chờ  lời phán quyết của quan tòa  .
 Nói cũng được , không nói cũng được , hắn hình dung  nổi đau đang chờ chực (Lạy  Chúa xin cho con đủ can đảm để vác thập giá đời mình) .
  Chị Oanh khẻ  nói :
-        Duyên để lại bé Thơ cho Mẹ ,  ẳm  cu Lâm  theo gia đình  nhà bên  cạnh xuống tàu  thủy đi  hơn ba tuần rồi  không  biết  đến đâu  .
   Đã chuẩn bị tinh thần  đón nhận chén đắng nên chẵng thấy chi buồn , hắn bình tỉnh lên tiếng :
-        Đi đâu cũng được miển là họ bình an , như vậy mà còn hay hơn mình đó chị  ạ .

       Tâm thái của hắn bây giờ không sao hiểu nổi, dững dưng chai cứng , gia đình  tan theo vận nước , người ta nói ( nước mất nhà tan ) quả thật không sai , còn lối thoát nào  ngoài nhắm mắt xuôi tay chấp nhận sự thật .

       Hắn đứng lên bước nhẹ vào phòng , nhìn Mẹ rồi nhìn con , sáu tháng tuổi , vú đâu để bú, sữa đâu để ăn , hắn mình trần thân trụi không một đồng xu dính túi lấy gì trang trải những thứ đó  .
   Trở ra phòng khách anh chị Phát đang ngồi trầm ngâm nhìn lên bàn thờ có lẻ  cầu nguyện , một lát anh Phát nói :
-        Lệnh gọi trình diện mấy hôm nay nhưng anh chần chừ  ái ngại , bây giờ có cậu ngày mai anh em mình cùng đi ,  có nhau vẫn an tâm hơn .
 Chị Oanh nói  :
-        Luôn đây cậu và anh Phát ra trình diện đi , ở đâu cũng là chính quyền của họ đã trể mấy ngày rồi sợ rắc rối , cậu yên tâm , Mẹ và bé Thơ chị sẽ lo .
 Hắn lấy chùm chìa khóa  giao cho chị Oanh nói :
-        Nhà ngoài nớ  em đã gởi cho bác  Hoàng gái   .


      Hai anh em ra trình diện tưỡng sau đó là được về nhà , nào ngờ lập thủ tục xong là bị lùa vào phòng trong ngồi chờ  xe chở về  khám  , mấy hôm sau xe bít bùng đưa lên khoang tàu sắt kín mít xập xình chạy ra Bắc , từ đó  mỗi người một hướng trên đường  khổ nạn không ai biết ai bị  đưa đi đâu .
                Chị Oanh đã bao nhiêu ngày thất thểu  dò  la tin tức  , hỏi thăm người  quen , hỏi thăm bạn bè ai cũng như ai cùng chung đại họa , nước mắt lưng tròng cay đắng nhìn  nhau .

    Ngày ngày chờ tin trong khắc khoải âu lo . Cô á hậu sinh viên con nhà giàu xếp bút mực theo chồng  chưa  khi nào nhứng tay vào bất cứ việc gì của gia đình bây giờ phải xăn cao tay áo tập tểnh xông  vào cuộc chiến  kiếm cơm  . Năm tháng , bảy tháng rồi một năm chị mới  được tin nhắn  , một người ở Thanh Hóa , một người ở Hà Nam Ninh  .
      Chị thấp thõm báo tin cho Mẹ  ( Hai anh em chưa chết ) .   Chị lanh quanh hỏi thăm cách đi thăm tù  về tới nhà tin sét đánh lại tới , căn nhà của chị bị  tịch thu , lệnh phải dọn  ra khỏi  trong vòng  30 ngày . Cầm tờ giấy trong tay chị nghỉ  nó đã có ý cướp đoạt , tiếc của  củng không xong , nán lại cũng chẵng được gì , chị bán tháo  bán đổ đồ đạc , thu gom bạc tiền thuê xe  về  quê ,  về lại  nơi ông bà tổ tiên đã gầy dựng , chị nôn nóng về gấp  để đi thăm hai người , về lại quê nhà  của chị là đã hơn hai phần ba đoạn đường ra  Bắc .
           Bác Hoàng gái vui mừng đón mẹ con chị từ  đầu  hẽm bác  nói :
     -    Mệ và Cô về  tui mừng quá ,  giử nhà của Mệ không đơn giản , khô  rát cổ họng , tơ lơ mơ thì mất trắng rồi , tụi họ dọn vô ở  xà beng cạy cũng không ra , quyền lực cũng họ , luật pháp cũng họ ,  đứa nào thấy nhà Mệ  cũng nuốt nước bọt , cũng thèm nhỏ giải ra đó .

       Lòng của bác gái Hoàng lấy chi đền đáp , hai mẹ con chị Oanh chỉ biết cúi đầu tạ ơn .

           Mới ở vài hôm chưa nóng đít Cảnh sát khu vực đập cữa kiểm tra hộ khẩu yêu cầu chị trình giấy tạm vắng  , lần thứ nhất trong đời chị  nghe cái từ nghiệp chướng nầy , chị hỏi lại :
-        Giấy tạm vắng là giấy gì thưa anh ?
   Người Cảnh sát có vẻ khó chịu gằn giọng :
-        Là giấy chính quyền nơi Bà đang cư trú cho phép  rời  một thời gian
Chị hỏi lại :
-        Là dân thường mà cũng phải có phép , tui cứ tưởng  Quân đội  hay công chức mới phải xin phép chứ  .
Chị bỏ đi vào phòng mang ra miếng giấy , đưa cho anh ta nói :
-        Giấy tạm vắng  không có , nhưng  có  giấy nầy , đây là giấy đuổi nhà chính quyền trong đó yêu cầu gia đình tôi trở về nguyên quán  , tôi vâng lệnh họ về đây  .
Người Cảnh sát cầm tờ giấy coi tới coi lui nói :
-        Trường hợp của Bà tôi sẽ về báo cáo với lảnh đạo , cấp trên xử lý  thế nào tôi sẽ thông qua cho Bà sau .

         Vừa nhảy qua cái  hố lại đụng cái hồ . Một  đám  người đàn ông có đàn bà có , có cả Cảnh sát khu vực ,  chị chẵng cần quan tâm  bao nhiêu người  vô nhà chị ,  không biết họa chi tới nửa đây , bực bội trong lòng nhưng phải cắn răng diễn xuất , vui vẻ niềm nở đón tiếp  lịch sự , đám  người tìm chổ ngồi trong phòng khách , chị đứng nghe họ lên lớp , đường lối , chủ trương , chính sách , kế hoạch , nói  cả buổi sáng  kết thúc vở tuồng  là yêu cầu chị  động viên  ( từ nguyên bản của CHXHCN/VN ) Mệ bán nhà đi kinh tế mới ,  cho chị năm ngày suy nghỉ họ sẽ trở lại nghe câu trả lời , chị nghĩ  đây củng là phường cướp  cạn  .

        Chưa thu xếp được hướng làm ăn lại phải đương đầu với những thách đố khó  khăn  dồn dập ,  mọi việc chị dồn vào một góc nhặt đá đè lên  cho nằm yên để đi thăm chồng và em về rồi từ từ lật ra  lo liệu . Đơn xin thăm nuôi  chính quyền địa phương  trả lời  ( không giãi  quyết  được vì tình trạng cư trú của chị chưa rỏ ràng ) .
       Chị về  nhà việc đầu tiên là nhờ bác Hoàng gái kêu người bán bộ ghế Sofa , và bộ trường kỹ trong phòng khách , chị nghỉ hai thứ nầy đồng lỏa với tội ác , là phương tiện đày đọa chị , ngồi êm đít nói nữa ngày không xong , bán đi để chúng ta cùng đứng , nói cũng  đứng mà nghe củng đứng , như vậy  sẽ  nói ít  hơn .

      Đoàn người  hôm trước lại đến , chị vui vẻ đón tiếp miệng xít  xoa :
-        Thật xin lỗi nhà kẹt quá phải bán bộ bàn ghế chưa sắm lại kịp  các anh chị  chịu khó đứng một chút vậy , để khỏi mất thì giờ chị nói tiếp .
-        Việc đi kinh tế mới tôi muốn đi thăm  chồng và em trai của tôi , hỏi ý kiến của cậu ấy về việc bán nhà , vì đây là nhà tổ phụ , tôi là gái  đã lấy chồng , không có quyền quyết định , còn mạ tôi thì  đã lẫn rồi , không  còn biết chi hết , hôm qua  lên phường xin giấy thăm nuôi nhưng không  giãi quyết được lý do  vì việc cư trú sao đó .

       Người Cảnh sát hứa sẽ giúp chị tờ giấy thăm nuôi , đúng như bài bản dự tính , con cá bị mắc lưới , muốn  mau bán nhà phải  cấp giấy thăm nuôi cho chị .
       Gần chục ngày  vai xách nách mang lặn lội từ rừng Thanh Hóa ra rừng  Hà Nam Ninh ,  nước mắt đầm đìa  khi gặp chồng và em trai , chỉ hơn một năm chị không nhận ra họ , tột cùng của khổ đau hằn ghi trên thân xác khô gầy , trên khuôn mặt bọc lớp da nhăn nhúm , đôi mắt trũng sâu vòng mi thâm quầng . Chị chỉ báo cho hai người biết nhà ở Sài gòn bị tịch thu đã dọn về nhà ba mẹ được  hai tháng rồi , Mẹ và ba nhóc đều khỏe , chị không nói chi thêm vì không muốn đem âu lo đến cho chồng và em , chị tự tin chị sẽ giãi quyết êm xuôi vấn nạn đó .


        Cuộc sống chật vật hơn sau chuyến đi Bắc về , chị đạp chiếc xe đạp quanh thành phố để tìm nghề thích hợp kiếm cơm , cảnh sống chụp giật  một nói mười  không nói có chị không thể làm được . Chị chọn nghề đơn giản học cách luộc hột vịt lộn , như những người đàn bà lam lũ khác , chị bắt đầu bước xuống cuộc sống thành phố nầy bằng  thúng hột vịt lộn , leo lét cây đèn dầu hôi , tấm ny lông xoay quanh người, khi che mưa  , khi chắn gió, tại  góc ngả ba đường , đêm hè oi bức cũng như đêm đông mưa lạnh , ngồi còng lưng, tê nhức đầu gối, thâu đêm gà gáy để bán cho xong 100  cái trứng . Vậy mà có được yên đâu . Bọn người kia lại đến hoạnh họe đủ điều bắt chị phải bán nhà đi kinh tế mới , chị nhứt mực phản đối , khã năng và sức lực của chị không thể phá rừng vở đất để nuôi ba đứa con nít và một bà già , nếu không muốn cho   ở đây thì viết giấy cho chị trở vào lại Sài Gòn .
   Bọn người nặng lời hăm dọa :
-        Gia đình  của Bà là gia đình ác ôn , chồng sĩ quan cấp Tá , em là Biệt kích , có nợ máu với nhân dân với cách mạng , nên bắt buộc phải rời thành phố nếu không đi sẻ cưởng chế  .
Chị nói như đùa :
 - Cái mạng nầy đã chán sống lắm rồi ,  muốn  làm gì các anh chị tùy ý , và làm nhanh lên  ,  tôi xin thưa  lần nữa , tôi không bao giờ đi kinh tế mới  dù gia đình tôi phải chết nơi đây , để khỏi mất thì giờ của hai bên từ mai trở đi các anh chị  kiếm mối khác , còn tôi các anh chị hãy quên tên , xin các anh chị  vui lòng ra  về  đừng khi nào quay lại đây với chuyện kinh tế mới  kinh tế cũ đó nửa .
        Trận chiến hồ nước đen không đáy đến hồi hạ màn , chị chờ kết quả . Một ngày hai ngày rồi qua tuần , qua tháng không nghe động tịnh .

         Cuộc sống đến tột cùng lam lũ  , áo quần , nử trang chị đem bán sạch dồn vào những chuyến thăm nuôi , mỗi chuyến đi  tốn không ít tiền mới mua được tờ giấy ôn dịch đó .
        Một năm gần qua kỳ thăm nuôi lại đến chị không thể không đi vì chị là liều thuốc bình an của hai người , nhưng biết làm sao đây , nhà không còn gì  để bán , con nít mỗi năm một lớn , ăn nhiều hơn , chị quá vụng về không biết làm chi , ngoài hằng đêm ôm thúng trứng lộn , có đêm bán hết , có đêm không , chị nhịn  ăn được nhưng ba đứa nhỏ  và Mẹ già thì không thể , đành phải nhắm mắt kiếm tiền như lần trước .

        Thầy Huỳnh thắng xe gấp chạy nhanh vào Trung Tâm Huyết Học vì thoáng thấy người mới bước lên bậc cấp  dáng dấp giống chị Oanh , thầy giọi giật :
-        Chị Oanh .
Chị Oanh giật mình quay lại , thầy Huỳnh hối  :
-        Chị mau ra xe em chở chị về .
Đưa chị vào sân thầy Huỳnh dặn ;
-        Chị vào  nhà đợi em một chút .
Mười lắm phút sau bác gái Hoàng và Thầy Huỳnh vào nhà , thầy Huỳnh là con trai trưỡng của bác Hoàng cũng là con đỡ đầu của ba chị , thầy Huỳnh bị chính quyền đuổi khỏi  Đại chũng viện không cho tiếp tục tu ,  lý do ba thầy là Cảnh Sát đang tù cãi tạo . Thầy giỏi tiếng Anh & Pháp nên được làm hướng dẩn viên du lịch . Bác Hoàng nói :

-        -      Xin lổi cô , tôi nghe thầy Huỳnh nói giờ nầy tim tôi vẫn còn đập thình thịch ,tôi bận rộn quán cà phê , sáng  đi sớm đêm về trể , lúc nào  gặp cô  cũng thấy tươi cười cứ tưởng cô chống đỡ qua ngày được ,  đâu  ngờ cô túng quẩn đến độ phải đi bán máu , con người cô xanh xao khô đét như vậy còn máu đâu mà đi bán , tội nghiệp cô quá , cô đã bán  mấy lần rồi , cô có biết  đó là trung tâm lây bệnh Sida , ống tiêm ống chích  không sát trùng không thay ống mới , một lít máu được bao nhiêu tiền để suốt đời mang bệnh thế kỷ , còn ba đứa nhỏ và Mệ nửa sao cô dại vậy ,  cần tiền thì nói với tôi , tiền đây cô cầm đi , cần thêm thì cứ nói , đừng dại dột tới đó nửa nghe chưa , tiền tôi không cho , chỉ cho cô mượn  khi nào  dư dã thì hoàn lại , cô an tâm không lẻ suốt kiếp nầy mình không ngóc đầu dậy nổi sao , lúc đó tôi sẽ tính toán  vốn lẫn lời , từ nầy sắp lên khi nào đi thăm hai chú giấy thăm nuôi cô khỏi tốn tiền  thầy Huỳnh  đã  quen biết nhiều sẽ  xin giúp cho Cô . Còn việc bán hột vịt lộn bữa ny cô bán tới 12 giờ khuya hết hay không cũng về nghĩ ,  sáng 5 giờ cô lên quán phụ giùm tôi tới 10 giờ  , cô về lo cho Mệ và mấy đứa nhỏ .Bà nói một hơi như ra lệnh ,  ôm chặt chị Oanh  nói :-  tội cô quá , rồi bà ra đi .

        Chuyến đi thăm lần nầy vội vàng hơn , vì khi đi gạo trong khạp còn mấy nắm sợ bà cháu  ở nhà đói  .
 Mới trở vô nhà cu Tâm thỏ thẻ khoe :
-        Mẹ nờ ! nhà mình bửa ny nhiều gạo lắm , bữa ăn mô  bà ngoại cũng cho tụi con ăn mấy chén luôn , sướng quá chừng .
Chị hỏi :
-        Gạo mô mà nhà mình có .
-        Bác Huỳnh đem qua cho bà ngoại , còn nửa tụi con bác cũng cho kẹo , sướng  ơi là sướng .

        Rồi hàng tháng đều đặn thầy Huỳnh gởi qua mấy chục cân gạo , chiều  đi làm về trên tay lúc nào cũng gói  kẹo hay bao bánh ngang qua nhà đôi vô cho ba đứa nhỏ  .
Chị không biết làm sao để diễn đạt lòng biết ơn với gia đình bác Hoàng . Họ là  chiếc phao đang cứu gia đình chị sắp chìm ,  chia xẻ cho chị một gánh nặng , chị an tâm ngồi nhìn ánh sáng  heo hắt của cây đèn dầu hôi bên thúng hột vịt lộn  , không biết kiếp tầm gởi nầy được bao lâu .
  Nhiều đêm đói cồn cào nhìn thúng trứng vịt nuốt nước miếng , muốn ăn một cái  cho ấm bụng nhưng lại thôi  để dành cái trứng lại , chắt chiu  dành dụm  thăm  chồng thăm em .

           Rồi anh Phát về trong thân hình ốm yếu tật bệnh , anh không ngờ sau nét tươi vui của vợ đả che dấu một thảm cảnh , nhìn thúng hột vịt anh đã khóc như một  đứa trẻ , xót xa thương vợ , dù cho mệt mỏi  cách mấy hằng đêm anh xách chiếc đèn lồng cùng vợ ra ngồi ngã ba .

        Thầy Huỳnh kiếm cho anh một chổ giứ xe đạp , năm sau chuẩn bị đi thăm  em trai thì cậu ấy được thả về  cùng lúc với bác Hoàng ba của Thầy Huỳnh .

         Nhờ thêm bốn bàn tay của hai người đàn ông cuộc sống gia đình chị cơm mắm  củng tạm ổn .


 Qua cơn bỉ cực đến hồi thái lai .

         Ba gia đình  bác Hoàng , em  trai  và gia đình chị Oanh cùng nạp đơn một lần xuất cảnh một lượt định cư cùng một thành phố theo diện HO .
         Không ai có thể ngờ mình  thoát được khỏi địa ngục trần gian , chị không dám quay lại nhìn chặng đường  đã qua , không bút mực nào diễn đạt được sự khốn khó đến tột cùng đó , không lời  nào xứng hợp để nói  lời tạ ơn gia đình bác Hoàng  . Ba gia đình bây giờ đã  kết chặt thành một dại gia đình , yêu thương , săn sóc .
    Hạnh phúc hơn  Cha Huỳnh con trai lớn bác Hoàng  đang là Linh Mục phó giáo xứ Việt Mỹ nơi chị đang ở .

  Phần 2 : ………

         Gia đình là nền tảng của xã hội , cha mẹ là tấm gương soi là  chổ dựa vửng chắc, là hành trang là sức mạnh cho con cái  bước xuống cuộc đời  .

      Đó là lý lẻ  thường tình của cuộc sống .Từ ngày cưới  nhau cho tới bây giờ trải qua bao nhiêu cay đắng , nhục nhằn  , chịu đựng bao nhiêu gian nan khổ cực  chị  luôn cố gắng vượt qua , vui vẻ chấp nhận nghịch cảnh , hy sinh cho chồng cho con đó là niềm vui của người làm vợ là thiên chức của người mẹ .
       Gần bốn chục năm qua  chị  chưa bao giờ  có  ý nghĩ sai lệch về chồng ,  một mực tôn trọng anh , vì anh  là người chừng mực nói năng chín chắn , có trước có sau , lúc nào củng ôn tồn , hoàn cảnh nào cũng bình tỉnh , sống có nguyên tắc , năng nổ và nhiệt tình ,  chị tin tuyệt đối sự thủy chung của anh , chị nghĩ nếu trên đời nầy tìm người  chung thủy một vợ một chồng , thì anh là người đầu sổ trong số đó .

       Mấy tháng nay sau chuyến đi VN. lần thứ hai trở về chị  cảm nhận ở anh có cái gì đó , khác khác với nguyên  tắc sống của anh thường ngày , chị không phải là người đàn bà mà thiên hạ ví như con gà mái oang oác tối ngày , nhưng những sinh hoạt bất bình thường của anh con người mà chị đặt hết niềm tin , yêu  , kính trọng , chung sống gần bốn chục năm  tạo cho chị sự chú ý tò mò  . Những tiếng thở dài , những lúc ngồi tư lự , những lần thì thầm  điện thoại , rồi có những lúc hốt hoảng trước mặt chị , đó là những điểm khác lạ mà mấy chục năm qua chị chưa thấy ở anh ?


      Chiều thứ 7 hôm nay  gia đình  bác Hoàng và gia đình  chị lỉnh kỉnh  mang thức ăn , tập trung về nhà cậu em để mừng sinh nhật  cháu Thơ . Mấy chục năm qua cậu em trai tội nghiệp vẫn ku ky một mình . vừa làm cha vừa làm mẹ nhiệm vụ nào củng chu toàn . Hạt giống anh gieo trồng , ươm , xới , nay  đã kết nụ đâm hoa , một Nha sỹ xinh đẹp tràn đấy sức sống đang vươn lên trong niềm tin yêu của bà con  cộng đồng , thành quả tốt đẹp đó cũng không ít công sức của  chị vừa là Cô vừa là Mẹ và cũng là Cha .

        Tiệc vui bắt đầu , mấy chai rượu lễ của Cha Huỳnh coi như khai vị , cả ba người lâu nay rất ít uống rượu , chiều  nay không biết vì quá vui hay mắc chứng gì mà họ thi nhau cụng , chưa tới một tiếng đồng hồ mà đã thanh toán xong chai Cordon Blue mấy chai rượu lể còn lại họ cũng thanh toán nốt , rồi bắt đầu đổi tông , âm thanh lè nhè nhừa nhựa , ngắc nga ngắc nghẻo , cố chống chế một lúc rồi cả ba anh em  lăn đùng ra ghế sô pha , hai chị  dọn dẹp rồi ngồi  nhìn mấy ông say nằm ngay cán cuốc , không biết giờ nào  tỉnh rượu để ra về . Hai chị cũng đặt lưng nằm xuống , tiếng ù ù nho nhỏ ở chế độ rung của điện thoại cầm tay phát ra , lắng tai nghe thì nó trong túi quần của anh Phát , bác Hoàng bảo chị Oanh lấy ra nghe thử , không chừng thằng Tâm gọi có chuyện gì chăng . Chị Oanh kéo thẳng chân thọc tay moi cái phone ra khỏi túi quần , một hàng số lạ hiện ra , 0985… chị nói nhỏ số phone lạ quá , bác Hoàng lấy điện thoại nhìn số rồi đi ra ngoài , ngoắc  chị Oanh cùng ra . Chị Oanh thấy khó chịu trong lòng  , chị ân hận đáng lẻ chị không nên làm vậy, chị chần chừ , nhưng  trước sự đã  rồi  , đứng dậy đi ra  , ra tới nơi nghe bác Hoàng nói :

   -  Đừng nói lại với cậu ấy chị bắt cú phone nầy nghe , cậu ấy khó tính lắm , khi nào muốn thì cậu ấy nói , chưa phải lúc thì cạy miệng cậu cũng không nói , nhớ lời chị dặn  đừng nói lại nghe , chúc vui vẻ .

    Bấm xóa cuộc điện đàm  , Bác Hoàng bảo chị đem bỏ lại như củ , rồi trở ra  Bác  nhường một chổ trên xích đu chờ chị .

   Chị rùng mình vì cái lạnh độc đáo của Ca Li về đêm , hay rùng mình vì sắp được nghe bác Hoàng nói , chắc chắn là chuyện  không mấy vui , chị nói với Bác Hoàng :
  - Mình vô nhà thôi Bác . Em thấy ớn lạnh quá , hôm nào rảnh em chạy qua nhà nghe Bác nói chuyện củng được .
     Chị  biết  bác Hoàng nói là câu trả lời của những dấu hỏi chị đặt ra nơi anh Phát mấy lâu nay , chị nghĩ chất chứa thêm trong lòng chi cho mệt , nghe một lời là thêm một gánh nặng , tại sao lại tìm gánh nặng mà mang vào người , bỏ được cái gì thì bỏ , quăng được cái gì thì cứ quăng .

     Lòng chị lúc nào củng bình thản chị nhớ câu trong bài hát của TCS ... Ai nên khôn không có một lần !!! dậy mà đi !!! quả thật vậy , bản lảnh của con người là tự thắng bản năng , tự thắng những đòi hỏi tầm thường của thể xác , bản năng yếu đuối , không thoát khỏi cám dỗ , bị vấp ngả là chuyện thường tình , nhưng vấp ngả rồi có biết đứng  thẳng người dậy để mà đi hay vẫn cứ nằm ỳ ra dẫy dụa trong vũng bùn .    đó là điều đáng  nói , là điều chị mong đợi nơi anh . . .

      Thời gian trôi nhanh chị tín thác vào đức tin tôn giáo, tuần tự theo từng  mùa Phụng vụ trong năm, mùa chay, mùa Phục sinh, mùa thường niên, mùa vọng, mùa Giáng sinh, trở lại mùa chay là sắp trở lại sinh nhật của cháu Thơ, chị tránh nói chuyện riêng với bác Hoàng,  luôn tạo cho gia đình  một bầu khí ấm cúng vui nhộn như mấy chục năm qua, chị nhắc anh Phát , rảnh rổi không  làm gì thì lấy vé về VN chơi, mùa nầy là mùa vé hạ giá , sau Phục sinh vào hè giá vé  cao.  Anh Phát nói: 
 - Nếu có bà  đi thì vợ chồng cùng  đi , nếu bà không đi thì tôi không đi một mình nửa  !!!

No comments:

Post a Comment