Tuesday, December 9, 2014

Bán chữ . (Tự truyện)




 A -     Ông đồ xưa :

        Trích :  ( Mỗi năm hoa đào nở 

                        Lại thấy ông đồ già

                        Bày giấy tàu mực đỏ

                        Bên phố đông người qua



                        Bao nhiêu người thuê viết

                        Tấm tắt ngợi khen tài

                        Hoa tay thảo những nét

                        Như phượng múa rồng bay

                                           …….         ………..  Vũ đình  Liên )


          Bài thơ trên  chúng ta đã một thời học thuộc lòng. Ông Vũ Đình Liên  nói lên một thực cảnh sống động của ngày xuân , cũng là  một nghề ,  ông Đồ  ngồi viết chữ  đễ bán , người  ta  hớn hở  mua chữ ông  viết , mang về  nhà với bao hân hoan  qua lời chúc phúc đầu năm , những  nét chử bay bướm tuyệt vời , những ý nghiã  sâu xa với bao niềm hy vọng cho một năm mới đang chờ đón , đó là việc làm  của ông đồ xưa  .

      Ngày nay cũng có ông Đồ của thời đại , chữ ông bán ra không
………  ( Hoa tay thảo những nét
 ………  Như phượng múa rồng bay …..)
  Không  mang niềm vui , sự hy vọng  cho thiên hạ  , mà ngược lại gây  hậu quả thê thảm cho đồng bào , cho đất nước , người  mua chử của ông để  thăng quan tiến chức , hợp thức hóa ghế ngồi  trong đội ngủ lảnh đạo đất nước .
       Một lý lẻ  thông thường , trình độ ngang đâu thì kiến thức ngang đó 
trình độ chưa hết tiểu học mà học vị Cữ  nhân , Thạc sỹ ,Tiến sỹ , kiến thức hạn hẹp trong một vỏ bọc to lớn thử hỏi  đất nước sẽ về đâu  ?  Phải chăng đáy giếng  ểnh ương  nhìn trời  .
  
 B -    Thân thế ông đồ  thời nay  .

        Đoàn quang Qúy với tôi là bạn chí thiết ,  cùng một làng , tôi xóm trong , Qúy xóm ngoài ,cùng học một trường, chung một lớp thời Tiểu học , khi lên trung học Quý. theo anh vào Đà Nẵng , tôi vào Huế , từ đó chúng tôi chĩ gặp nhau trong dịp tết  và  một vài tuần cuối hè  của thời  đệ nhất cấp, khi lên đệ nhị cấp càng khó gặp nhau hơn vì cuối niên học  đứa nào cũng dồn thời gian vào việc ôn thi  .

    Sau mùa hè đỏ lửa ,người dân quê tôi hoảng hồn , đành phải bỏ nơi chôn  nhau cắt rốn  lang bạt khắp các tỉnh  miền Nam gầy dựng lại cuộc sống mới  , bạn bè cùng trang lứa  từ đó càng khó gặp nhau hơn .

   Tôi  được tin gia đình Qúy vào Long Khánh lập nghiệp, cuộc sống đã tạo lên cảnh chia tay không lời từ giã , bạn bè  tản mác mỗi đứa một nơi , đứa làm nghề nầy , người  làm việc nọ để phụ giúp gia đình .

  Tuổi học trò  đứa  nào củng  ước mơ ,mơ ước . Thằng Qúy. thì mơ những chuyến hãi hành lênh đênh trên sóng nước , còn  tôi mơ bộ chiến y  màu   huyết dụ ,  mủ  đỏ nhét  trên cầu vai , hình ảnh rất sống ,  toát lên sự dũng mảnh của người con trai qua những người lính tôi gặp trên  phố . 

 Ngày ra trường chọn đại một đơn vị mà người đi tuyển mộ bận thường phục , định mệnh đã an bài cho mỗi đứa , ước mơ tuổi học trò thành sự thật  sau khi tôi về  trình diện đơn vị .

    Tôi theo Bộ chỉ huy hành quân ra đóng  trong căn cứ Pháo binh  đồi Đá Bạc huyện Phú Lộc  tỉnh Thừa Thiên , cách Huế khoảng  40 cây số về hướng Nam  .
   Buỗi chiều  28 tháng chạp tôi  chuồng  lên phố ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng tại quán   Cà phê Phấn  nhìn cảnh sinh hoạt của Huế  chiều cuối năm sao mà buồn quá ,  một bức màn mưa phùn trắng đục  bao phủ thành phố , đong đưa  theo từng luồng  thổi của gió mùa đông bắc nhức nhối thịt da , phiên chợ cuối năm phần đông là những người lao động  co ro trong tấm ny lông che mưa , thẩn thờ hình như đang  toan tính   một cái tết  cho gia đình mà đây  là buổi chợ sau cùng   .


  Chiếc xe Jeep  A1 lấm đất bùn  tấp vào lề đường đứng lại trước quán , người trên xe mở cánh gà che mưa bước  xuống  , cái áo lưới  trấn thủ   lỉnh kỉnh nhiều thứ đeo tòng ten có vẻ nặng nề , hai  chiếc máy ảnh mang chéo hai vai , cây B.38 treo lũng lẳng  bên nách trái ,bộ đồ trận lấm bùn , dáng  người cao cao , hàm râu quai nón  mọc vô trật tự vì thiếu dao kéo trong nhiều ngày  , chiếc mủ rộng  vành cắt  xơ xơ  che nửa mặt  , mấy tà áo tím đi ngang nghiêng nón chỉ chỏ , nói  với nhau chi đó  vừa đi  vừa cười ngoái  ngoái  lại nhìn   .
     Bộ dạng anh chàng nầy  trông hay hay , nói theo ngữ giang hồ  là lính bụi đời  .
    Hắn ta bước vào quán   lấy chiếc  mủ  khỏi đầu  rảy rảy nước mưa  tôi nhận ra là Qúy mặc dù ngày tháng đã xóa  mất nét non nớt của tuổi học trò, bộ đồ nhà binh lấm bùn làm nổi khuôn mặt  phong sương  sạm nắng ,đứa nào bây giờ cũng đã  chững chạc  , nhưng vẽ ngây ngô vẫn còn đọng lại trong ánh mắt ,trong nụ cười . tôi  gọi hắn thật to  , hai đứa  ôm nhau mừng vui , vui mừng trong vòng tay siết chặt , lại ngồi với nhau bên ly cà phê nóng chiều  cuối năm .

     Qúy  bây giờ  là phóng viên chiến trường , tôi nhớ  lúc còn học lớp nhất , các bài luận của Qúy  lúc nào cũng được Thầy đem đọc cho cả lớp  nghe, vừa hay vừa dài   .Q. có thêm biệt tài nữa là lối nói chuyện  dí dỏm , rất hấp dẫn , lúc học đệ tứ , cuối hè gặp nhau hắn thường kể ,hắn có cả tá bạn gái , tôi  phục hắn sát đất  . Qúy nhìn bộ quân phục của tôi hắn  nói  .

-         Lúc trước  mi cũng tấm tắc khen bộ đồ ny màu đẹp , bây giờ mi được  bận nó , mơ chi được nấy  là quá thích rồi  .
Tôi hỏi Qúy :
-        Lúc trước my mơ sóng nước đại dương  răng chừ my làm nghề ny .
Qúy trả lời :
-  Trôi dạt trên  đất , cận kề bom đạn , đùa giởn  chết chóc hồi hộp ,lo sợ , nhưng cảm thấy thú vị .

     Chúng tôi chia tay nhau , Q,  xuống phi trường Phú Bài đón chuyến bay đêm về  Sài Gòn . Hắn ghi địa chỉ để có dịp về Saigon  tìm  hắn  .

     Kể  từ  buổi chiều đó mỗi đứa một  ngả  không còn gặp lại nhau .
  Rồi biến cố thương đau của Miền Nam  , người chết , người vô tù ,  người bỏ nước ra đi  , thật tình không còn tâm trí nào để nghỉ  tới bạn bè   .

    Tôi ra tù rất sớm sống lây lất với nhãn hiệu  Ngụy quân  , phải đối mặt với  những thằng  cọng sản giờ thứ hai  mươi lăm chúng nó  lợi dụng cơ hội  để trả thù  cá nhân , trả thù  gia đình  .

   Năm 1981  , trên chuyến tàu  Bắc Nam tôi  cùng Mẹ vợ đi về Trà Vinh để thu xếp việc di dời mộ người anh  vợ   .
   Lần đầu tiên  đi trên chiếc tàu gọi là tàu Thống nhất , úi chao ơi nó ì à , ì ạch ,  khoang tàu  chứa người  chật  cứng như nêm  .
  Đoàn tàu rời ga Huế lúc 3 giờ chiều hôm nay , mải tới 8 giờ sáng hôm sau nửa mới tới  ga Mường Mán (  Phan  Thiết ) tức la nó ngốn mất 41 giờ chạy . Một toán 5 người bận áo bờ lu trắng( Áo của nhân viên bệnh viện )  vai  mang nhiều xách nặng , có người mang cái loa  phát thanh nhỏ loại  ngày xưa trang bị cho các ấp chiến lược, ung dung lên tàu .

   Tàu  chạy , họ đến từng toa  ,rao bán  đủ mọi thứ thuốc , đau lưng , mỏi cỗ , bỗ thận  hoàn .v.v… người trung niên  mang máy xin đứng nhờ lên thành ghế chổ ngồi của tôi  ,  anh ta  thao thao bất tuyệt quảng cáo  những loại  thần dược  , chỉ nghe anh quảng cáo nầy  nói cũng đủ lành bệnh , chứ đừng nói chi đến chuyện uống thuốc , cái thời buổi  văn minh của đất nước  Xã Hội chũ nghĩa , bất cứ bệnh gì , cũng chỉ có  độc nhất một vị đó là Xuyên Tâm Liên , và nếu cần thì dùng thêm  lá cây Cọng Sãn .

  Mẹ vợ tôi nghe  người quảng cáo  nói hay quá  mua một hộp  thuốc đau lưng đưa cho tôi vì tôi thường hay  bị bệnh đau lưng , bà  lay hoay móc hầu bao lấy tiền ,  anh ta  cúi thấp xuống hỏi nhỏ  bên tai tôi giọng  Bắc  kỳ đặc sệt .
-          Xin lỗi có phải  bạn là Ngôn  không ?
Tôi ngạc nhiên  không biết  anh chàng  nầy là ai mà biết mình , tôi trả lời
-           Phải 
-        Bà ngồi bên  cạnh là ai ?
-        Mẹ vợ .
-        Nói với bà  đưa  lại hộp thuốc đó cho mình   .
Tôi ngạc nhiên hỏi
-        Răng rứa ?
Anh trả lời .
-        Sẽ nói chuyện sau .
    Anh ta lấy lại hộp thuốc  đưa lên cao tiếp tục quảng cáo  và đi lần qua  toa khác . Tôi suy nghĩ mải  không biết thằng  Bắc cầy nầy là thằng nào mà biết mình , hay là Công An .Tôi  ghé tai nói nhỏ với Mẹ vợ.
-         Thằng  đó nói mạ đừng mua .
-        Con quen với ông ấy hả
-        Dạ không , không biết răng mà hắn biết con mới lạ chớ .

  Tàu vào ga Bình Triệu , mẹ con tôi chuẩn bị  hành lý để xuống , anh chàng quảng cáo  trở lại tìm tôi hắn  nói :
-        Mình  phải theo  chuyến tàu chạy ra để bán cho hết thuốc, chiều mai  theo tàu  khác về lại , Ng. cho mình địa chỉ, mình  sẽ ghé lại  thăm .
Tôi hỏi :
-        Xin lỗi  , bạn là ai , tôi suy nghĩ mải không nhớ nổi .
-        Ốii giời ! trí nhớ của mầy tồi thế , tao là Quý mà my nhìn không ra ah ? ,  đọc địa chỉ mau tàu ra sắp chạy rồi , tối mai tao kiếm mày .

  Như con sóc hắn  nhảy phóc lên cữa ,  tàu khuất bóng theo hồi còi chuyến  chạy ra  Bắc .
  Té ra là hắn , giã giọng Bắc hèn  chi  mà  nói dẽo như kẹo kéo ,  lúc xưa bạn bè thường cảnh báo .
-        Đứa  mô dại nghe thằng Quý nói là bán  lúa giống đưa cho hắn .

  Mấy hôm sau  Qúy  xách nhiều bao bị lỉnh kỉnh ghé  lại địa chỉ nhà bà chị vợ tìm tôi hắn nói :
 -  Tao mua một ít   quà , gởi  cho con mầy , việc làm ăn của tao mày cũng thấy đó ,tàu là nhà , sân ga là khách sạn , ít khi về nhà , lúc nào bán hết thuốc mới về nghĩ ngơi vài hôm, pha chế đủ số thuốc rồi lại  đi .
Tôi hỏi  Qúy
  - Thuốc mầy  là bán do mầy làm ra hả ?
 Qúy gật đầu .
Tôi nói  .
  - Mày nói hay quá , mẹ con tao nghe cũng tin là thật , huống hồ thiên hạ  ,tao nói mầy đừng  có buồn , người ta đau mới mua thuốc uống , mầy  đem thứ bậy bạ  bán cho họ nói là thuốc , tội nghiệp bà con , lừa thiên hạ  như vậy tao thấy quá  thất đức .
 Quý . nói .
  - Không phải bậy bạ đâu , tao dùng cao A-Tê.Sô Đà lạt , nhồi với bột gạo lứt  , pha thêm nước đường  thắng , A tê sô làm mát gan ,thanh lọc thận , uống vào  ngủ rất khỏe , mấy người lớn tuổi họ hạp lắm , có nhiều người uống  1 lần  rồi , họ tìm mua cả bao lận   , còn đau lưng , mõi cỗ , cường dương , bỗ thận, chẵng qua là  gạt thiên hạ mà thôi . Một đoàn tàu dài  mười toa , mày thấy dân mình được mấy người trên đó , toàn là  Cán bộ , túi thằng nào thằng nấy đầy vòng vàng của dân miền Nam , tao không trộn thuốc chuột  vào là may cho chúng nó rồi , tụi tao bán  nếu biết được  người  mua là  người miền  Nam sẽ kiếm cớ lấy lại ,  ngày hôm qua mầy đã thấy rồi , tao lấy lại hộp thuốc của bà già vợ mầy .

  Tôi nghĩ thầm  thằng nầy nói nghe ra cũng có nghĩa khí , nhưng không biết thật thà chi không , (nghe miệng mầy thì lúa giống củng bán)  .
Tôi hỏi .
-        Thế hộp đựng   in ấn đàng hoàng như thiệt làm sao  mày có ?
-         Chợ Kim Liên , mày muốn in tiền vào đó  họ cũng in cho mày .


   Sài gòn vẫn luôn là thủ đô là ánh sáng , người sống trong thành phố nầy  văn minh hơn những thành phố khác,  chỉ mấy năm mà  đầu óc mình lụn bại ,thằng bạn nối khố cũng không nhận ra , hằng ngày  tiếp xúc  với  đám  cán bộ và dân  miền ngoài  mở miệng ra là  khoác lác , nói không biết ngượng mồm  lúc nào cũng  ca bài  (ngoài  ta thiếu gì , máy lạnh treo đầy  công viên).

  Chiều hôm sau Qúy ghé lại đưa  tôi đi một vòng  quanh Sài Gòn rồi đưa về thăm nhà nó  .
    Vóc dáng Sài Gòn vẫn vậy , nhưng  hiện rỏ nét tiều tụy , xác xơ buồn bã .

     Một tuần sau tôi trở về Huế , trở về nơi có thể  nói là hỏa ngục trần gian, sống chung với những con người đầu óc co quặm, thiên hạ là của họ, họ là  kẻ chiến thắng  đã mang lại thống nhất đất nước, miệng họ lúc nào cũng ra rã (Mỹ cút Ngụy nhào) .

  Thời thế  thế thời thời phải thế, câm điếc cho qua ngày .

    Thấm thoát  hai mươi bảy năm trôi qua, không biết là nhanh hay chậm, tôi có dịp trở về Sài gòn  trình diện phỏng vấn xuất cảnh theo diện ODP .

   Thành Phố  Sai gòn bây giờ chẳng còn  bạn bè, chẳng ai  quen  biết. Ra đường thì quá mệt , đủ loại xe hai bánh  tranh giành nhau  chạy, buồn quá tôi lần mò đi tìm nhà Qúy  coi thử dạo nầy nó kiếm ăn ra sao .

      Ra khỏi cầu Sai gòn rẻ phải. lúc trước đi qua một khúc  ruộng, vào xóm trong lưa thưa một vài nhà, bây giờ khác trước nhà cữa chen chúc, đứng trước  cữa nhà  Qúy  tôi không dám gọi, căn  nhà cấp bốn ọp ẹp trước đây, bây giờ là một khu biệt thự, kín cổng, cao tường, nền cửa ra vào  cũng lát đá  đen láng bóng, chắc thằng nầy  đã bán nhà lại cho một tay cán bộ cao cấp nào rồi .
   Tôi quay lưng bỏ đi, thì  chiếc Taxi  ghé lại, hai người đàn bà bước xuống một người vừa trả tiền vừa hỏi .
-        Chú  hỏi ai  ?
Tôi tần ngần một tý rồi trả lời ,
-        Lúc trước tôi có người bạn ở nhà nầy, bây giờ  thay đỗi quá không biết anh ta còn đây không? ngại quá tôi không dám gọi cữa .
-         Bạn chú tên gì ?
-        Tên Qúy .
Người đàn bà suy nghĩ một lúc rồi hỏi lại
-        Chú là gì của ông Qúy.
-        Tôi là bạn cùng làng, cùng lớp .
-        Chú đợi  một tý .
Bà ta  đẫy cổng vào nhà, gọi Qúy ra. Thấy tôi nó mừng quá, đưa tôi vào phòng khách nói nhỏ .
-        Lúc trước tao quên dặn mầy, tao đã thay tên đỗi họ, bây giờ tao là  Kha, Năm  Kha, tên và lý lịch  của thằng bạn thân  nó  xuống tàu ở bến Bạch Đằng qua Mỹ hồi 1975, Kha mồ côi, con của  Viện Dục Anh  Huế, lý lịch đơn giãn .
Tôi hỏi  Qúy .
-        Chắc mày trúng thuốc quãng cáo hay sao mà giàu thế nầy.
Qúy nói .
     -   Cơ duyên ! Cơ duyên ! ngồi xuống, mấy có uống bia lon hay bia chai  để tao lấy, rồi  tao kể  cho mầy nghe .

    Lúc gặp mầy, mấy năm sau tụi nó bắt  ghê lắm, tao chịu không nỗi phải bỏ nghề, về lây lất kiếm ăn tại ga Sai Gòn, làm đủ thứ nghề  bốc vác, vé chợ đen, hàng lậu  v.v…,rồi một buổi tối tao với mấy thằng bạn ngồi lai rai,  tình cờ  nghe hai thằng  ngồi  bàn kế bên uống trà  nói chuyện với nhau:

    -   Vừa rồi  nghe nói  sếp mình mua  luận án cã trăm triệu, các ngài bây giờ muốn ngồi yên  thì phải có bằng cấp,  học vị càng cao  ghế ngồi càng vững. Tiến sỹ là thượng đẵng, xoàng xoàng cũng phải Cử nhân,  ông nào cũng học tại gia, một năm  mua ba chứng chĩ, nhưng muốn có bằng phải có phúc trình luận án, mối bở ăn như vậy mà mình lần không ra, vớ được  mánh đó thì giàu ngay , mà còn được trọng vọng nữa  vì bài tẩy của các ngài trong tay mình .
  Nghe vậy tao sà vào liền, bày cách hùn hạp làm ăn, tao nói có người quen ông ta là Tiến sỹ bên Pháp về, đã nghĩ hưu, ông ta cũng đã  viết giúp cho nhiều người rồi, hai ông lo mối, tôi lo bài vở, tiền bạc phết phẩy chia nhau sòng phẳng.

   Bản hợp đồng miệng coi như xong, tao về  mua sách đọc, tập luận án đầu tay (Con đường đi lên xã hội chũ nghĩa) tao đòi 100 triệu, lấy trước 50%, số còn lại phải giao trả khi bản luận án  được hội đồng công nhận, tao đã thành công, không ngờ  dể kiếm tiền đến thế, tao ăn chia sòng phẵng (7/3),  

Mấy năm đầu viết mỏi cã tay, bây giờ cũng lai rai, mình phất lên như diều  gặp gió nhờ nghề  bán chữ.

Ngôn Nguyễn  Đ.72 .

No comments:

Post a Comment