Phương Lâm Ngôn Nguyễn
Tuesday, December 23, 2014
Wednesday, December 17, 2014
Chúa Giáng Sinh .
Mùa đông năm ấy Chúa sinh ra
Trời
rét căm căm lại không nhà
Chuồng
cừu máng cỏ Ngài giáng thế
Rung
chuyển đất trời phút hoan ca
Đêm
đông giá rét giữa đêm đông
Trời
cao thấp thoáng bóng Thiên Thần
Chiên
cừu phủ phục nơi hang đá
Bếp
lữa bùng lên mấy Mục đồng
Sao
lạ chiếu sáng xé màn đêm
Không
trung rung động tiếng loa kèn
Tạo
vật mừng reo ơn giải cứu
Hài
đồng đang ngự chốn Be Lem
Châu
báu mộc dược với nhũ hương
Ba
vị Vua quý đã lên đường
Ánh
sao dẫn lối đưa họ tới
Thờ
lạy Ngôi Hai Chúa ra đời
Chúa
đã giáng trần giữa khó khăn
Cỏ
rơm là nệm của Ngài nằm
Cuộc
đời thương khó như báo trước
Thập
Giá là giường lúc lâm chung .
Gioan
BTX . Ngôn Nguyễn.
Friday, December 12, 2014
Nón Cối Tân Trang
Nón cối tân trang .
Rồi một lần trở lại .
Ngẫn ngơ nhìn thành phố của hôm nao
Cùng ngậm ngùi bị bức tử ngày nào
Nón cối vào ,mồm la to :
Là phồn vinh dã tạo, là văn hóa lai căng , là văn minh kiểu Mỹ Ngụy.
Rồi từng bước lập kế hoạch khả thi
Cải tạo công thương ,cướp nhà bắt dân đi kinh tế mới
Từ đó thành phố đã thay đổi
Đổi từ A tới Z , đổi cả tên họ cúng cơm
Dân thành phố , kẻ nằm đường , kẻ băng rừng vượt biễn
Yêu Tự Do bất chấp nguy hiểm
Đánh đổi bao nhiêu sinh mạng con người
Đất nước đã nhuộm máu tươi trên đầu nón cối
Chiếc rộng vành,sẵn sàng chụp cho ai họ cho là chống đối
Hàng triệu nón cối chực chờ đội lên để gán tội
Cho bất cứ người nào…
Tháng tư vào họ nói miền Nam là ổ rác ,là bất công xã hội
Tư tưỡng Hồ chí Minh là văn minh sáng tạo
Trước tiên , quật mồ đào bới nghĩa trang
Ruộng vườn ,khắp nơi dân kêu oan khiếu kiện
Khắp ba miền đĩ điếm đông nghẹt như rươi
Xuất cảng người làm dân nô lệ .
Buôn bán trẻ thơ vào động mãi dâm
Đất ,biễn , hãi đảo đã mất biết bao phần
Còn quá nhiều bất công của xã hội .
Ba mươi lăm năm qua và còn tiêp nối
Nếu đất nước vẫn còn nón cối tân trang
Viêt Nam đang tan hoang từng mãnh
Đó là ánh sáng của tư tưởng Hồ chí Minh .
Phương Lâm 72 Ngôn Nguyễn .
Ngẫn ngơ nhìn thành phố của hôm nao
Cùng ngậm ngùi bị bức tử ngày nào
Nón cối vào ,mồm la to :
Là phồn vinh dã tạo, là văn hóa lai căng , là văn minh kiểu Mỹ Ngụy.
Rồi từng bước lập kế hoạch khả thi
Cải tạo công thương ,cướp nhà bắt dân đi kinh tế mới
Từ đó thành phố đã thay đổi
Đổi từ A tới Z , đổi cả tên họ cúng cơm
Dân thành phố , kẻ nằm đường , kẻ băng rừng vượt biễn
Yêu Tự Do bất chấp nguy hiểm
Đánh đổi bao nhiêu sinh mạng con người
Đất nước đã nhuộm máu tươi trên đầu nón cối
Chiếc rộng vành,sẵn sàng chụp cho ai họ cho là chống đối
Hàng triệu nón cối chực chờ đội lên để gán tội
Cho bất cứ người nào…
Tháng tư vào họ nói miền Nam là ổ rác ,là bất công xã hội
Tư tưỡng Hồ chí Minh là văn minh sáng tạo
Trước tiên , quật mồ đào bới nghĩa trang
Ruộng vườn ,khắp nơi dân kêu oan khiếu kiện
Khắp ba miền đĩ điếm đông nghẹt như rươi
Xuất cảng người làm dân nô lệ .
Buôn bán trẻ thơ vào động mãi dâm
Đất ,biễn , hãi đảo đã mất biết bao phần
Còn quá nhiều bất công của xã hội .
Ba mươi lăm năm qua và còn tiêp nối
Nếu đất nước vẫn còn nón cối tân trang
Viêt Nam đang tan hoang từng mãnh
Đó là ánh sáng của tư tưởng Hồ chí Minh .
Phương Lâm 72 Ngôn Nguyễn .
Chuyến bay tiếp tế
Chuyến bay tiếp tế .
Bây giờ có tuổi rồi ngồi ôn lại những chặng đường đã qua , những tháng ngày xa xưa của một thuở chinh chiến, qua những việc đã xảy ra trong cuộc sống giúp ta suy luận rằng có một bàn tay vô hình đã ban ơn cứu giúp, vượt ra ngoài sự hiểu biết của con người, tôi viết lại câu chuyện nầy đễ có thể quy hướng tâm hồn chúng ta về một nơi nào đó, mà ta tin rằng đang có những bàn tay những cặp mắt đang nhìn chúng ta, đang sẵn sàng nâng đỡ chúng ta trong mọi lúc nguy hiễm của cuộc đời .
Câu chuyện bắt đầu từ đây .
Thời gian huấn luyện đầu tiên của ba Đoàn Công Tác 71 ,72 và 75 tại Bộ chỉ huy hỗn hợp Viêt Mỹ trong bãn doanh Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, phía tây nam phi trường Nha Trang đã chấm dứt, ba đoàn chuẫn bị vào quần đão Hòn Tre, phía đông thành phố Nha Trang, tin tình bào của Tiểu khu Khánh Hòa cho biết người nhái Cọng sản đã xâm nhập lên đảo làm bàn đạp để tấn công Nha Trang , có lẽ cấp trên nghiên cứu một công hai chuyện, vừa thật vừa giả, nghĩa là vừa thực tập vừa hành quân .
Trực tiếp chỉ huy Hành quân Trung Tá Cẫm Ngọc Huân Chĩ huy trưỡng Đoàn Công Tác 72. Ba đoàn đã xâm nhập vào khu vực bằng đường thũy. Cuộc hành quân tiếp diễn nhịp nhàng, một tuần qua chưa có Toán nào phát hiện dấu vết của Cọng sãn, còn 3 ngày nữa là chấm dứt hành quân , lệnh Bộ chỉ huy Sở :
- ( Nới rộng khu vực, tăng thêm thời gian hoạt động của các Toán, bộ chỉ huy hành quân Đoàn chuẫn bị tiếp tế thêm lương thực cho đơn vị tham dự Công tác ).
Bộ chĩ huy Hành quân Đoàn 72 họp :
Lệnh :
- Trưỡng ban tiếp liệu chuẫn bị lương khô tiếp tế thêm 5 ngày cho các Toán.
- Trưỡng ban Truyền tin thông báo công điện khẫn cho các Toán chuẫn bị, bãi, ám hiệu để nhận tiếp tế, và mang theo máy cùng đi trong chuyến tiếp tế ngày mai .
- Có ai thắc mắc gì nữa không ?
Bầu không khí im lặng rồi rập ràng vang lên một tiếng ( không ) .
Những cuộc họp Hành Quân đều như vậy, khô khan, chuẫn xác và gọn gàng, một cái lò hun đúc con người quen với nếp sống chuẫn mực, cho nên trong xã hội đời thường quen với lối sống nầy nhiều người không thông cãm họ cho mình quá khắt khe.
Cũng như mọi đêm tôi vẫn nằm ngủ trên cái bàn gổ dài thật dài, phía đầu góc là hệ thống Truyền tin Hành Quân, nhân viên Truyền tin lẫn cố Vấn Hoa Kỳ trực 24/24, phía đầu nầy sát vách gỗ với văn phòng Chĩ Huy Trưởng bên nầy là tôi, bên kia là chiếc ghế xếp của Ông xếp.
( Một giấc ngũ thật sâu , một giấc mơ thật kỳ lạ . Tôi đang đi vào một nơi rất xa lạ , có rừng hoa, có những con đường, có suối, có sông, trên trời cao thật cao, những đám mây xanh trong vắt, nhiều tiếng nhạc, xa xa gần gần, rồi từ trên cao ấy thấp thoáng một người đàn bà, sáng chói, lúc cao, lúc thấp, áo choàng bà ta trắng trong như một giòng suối, bay lượn, bay lượn, không biết bao lâu, rồi bỗng nhiên tà áo đó quấn lấy tôi, đưa hõng qua nhiều sông núi, rồi nhẹ nhàng bỏ xuống trong tiếng nhạc dịu dàng và bóng bà ta khuất dần, làn áo cũng nhẹ nhàng mất hút vào vùng trời cao xanh) .
Tôi ngồi trên xe Thiếu Tá Ngô Đình Lưu ra phi trường, anh em ban Tiếp liệu đang chất lương khô lên trực thăng, tôi kể lại giấc mơ lạ kỳ hồi hôm với ông Thiếu tá, ông cười và nói :
- Chú mầy lang thang nhiều quá, bề trên nhắc chú mầy đó .
Thật tình tôi cũng chẵng hiểu bề trên tôi là ai, vì lúc đó trong đời tôi không Chúa, không Phật, lính trẻ thì nói chi đến chuyện lang bạt kỳ hồ.
Xe của Chĩ huy trưỡng đến, tôi lên tàu, ngồi bên cửa cạnh anh xạ thủ đại liên, chúng tôi được Phi hành Đoàn trao ống nghe mang tai, trên phi cơ đã bật về tần số làm việc của các Toán, phi cơ từ từ lên bay qua eo biễn hướng cầu Đá, bay về hướng Nam, nhận ra trái khói màu của Toán đầu tiên, tàu nghiêng cánh các thùng hàng đã được đạp ra theo lệnh. Rồi tiếp tục Toán thứ hai, Toán thứ ba .
Tàu lên cao bay qua đĩnh núi Hoàng Cầm, để tiếp tế cho các toán bên kia núi, ngang qua chóp đĩnh tôi thấy một hồ nước xanh trong vắt, tôi nghĩ có lẽ đây là miệng của núi lữa đã một thời nào đó đã phun ra, vừa qua khỏi đĩnh hồ, tôi nghe một tiềng (BÙM) rồi không biết bao lâu tôi nghe tiếng nói , lúc đó tôi tĩnh lại mới biết mình đang nằm trên bụi chằng chịt dây mấy, y như đang nằm trên cái vỏng, tàu cứu thương đã đưa về Bệnh Viền Nha Trang .
Bên phi hành đoàn thì không rỏ, còn Bộ chỉ huy Đoàn 72 không ai bị gì cã, khi xuất viện nghe nói đuôi Trực thăng bị trúng đạn 12 ly 7 của Cọng Sản, tàu rớt xuống phát nổ bốc cháy mấy phút sau đó.
Chuyến tiếp tế được hoãn lại ngày mai .
Điều chúng ta suy nghĩ trên đời nầy có mấy chiếc trực thăng bị đạn bắn rớt mà không ai hề hấn gì .
Chiến tranh, súng đạn đã qua, môt khoãnh khắc nào đó chúng ta hồi tâm lại, dâng lên lời tạ ơn. Chĩ có bàn tay Thượng đế mới đủ uy lực nâng đở con người.
Ngôn 72 Nguyễn .
Thursday, December 11, 2014
Cali Hạnh Ngộ
Hồi ký PL. Ngôn Nguyễn.
Sau 2 giờ 28 phút lướt mây, chuyến bay 251 của hảng hàng không
Jet Blue cất cánh tại phi trường Tacoma
Seattle đáp nhẹ xuống phi trường Long Beach CA, cánh cữa
mở đoàn hành khách uể oải rời phi cơ, phi trường đang tái thiết nên hành khách đi bộ một đoạn khá dài dọc
theo phía trái của phi đạo để ra cữa .
Hơn mười năm định cư tại tiểu bang mang tên
rất thơ mộng
(Thung lủng tình xanh), thời tiết mùa hè tại TB nầy, nắng nhẹ nhàng như Đà lạt. Bây giờ được hưởng cái nắng giữa trưa đầu tháng 9 của CA thật là thú vị, rùng mình, đúng là nắng chang chang, nhìn quanh
phi trường từ góc nầy đến xa xa mải cuối phi đạo, không thấy màu nào khác ngoài màu vàng khô cỏ cháy, bầy đom đóm xanh bay lượn giửa không gian, chốc chốc một luồng gió riu
riu thổi
lướt qua mặt qua chân tay, hà hơi nóng ran rát lên da thịt .
Đi giửa trưa, trong cơn nóng oi bức phảng phất mùi hơi đất xông lên khứu giác nhận ra quen quen đã ngửi ở đâu đó. Tôi chợt nhớ mùa hè của xứ Trà Vinh, một thị xả nhỏ với những hàng
cây Sao cao ngất, nhiều ngôi chùa lộng lẩy rất đông mấy ông (Lục) đủ lớp tuổi từ thiếu niên đến mấy sư già lụm cụm (Người ta gọi các vị thầy chùa người Miên là
ông Lục) nghe nói phong tục ở đây, tất
cả con trai khi đến tuổi quy định phải vào Chùa tu 3 năm, xong 3 năm ai muốn
tu thì ở lại ai không thì về nhà, gọi
là nghĩa vụ trả hiếu.
Thị xả Trà Vinh yên tỉnh, vắng lặng, mang bộ
mặt u buồn, người Việt sống chen lẫn
với người Miên, 99% nhà lợp lá dừa nước, nắng
trưa bốc mùi khen khét của mái lá lợp cũ, của cỏ khô với mùi phèn chua
trong đất, đã lâu lắm rồi không ngờ mùi đó đang phãng phất ở đây.
Thị xả
buồn nầy đã cho tôi nhiều kỹ niệm, đã cưu mang tôi một
thời gian khá dài trong những ngày chạy trốn Công An Thừa Thiên Huế.
Người dân
Trà Vinh rất bình dị, thật thà nhưng rất cương quyết, đầu trần đội nắng,
chân đạp đất, không mủ nón, không dép
giày, nhưng họ không khuất phục trước
cường quyền CS. Khác xa với dân Huế của tôi, lệnh ra một họ thi nhau làm
mười, khúm núm, run cầm cập, nước đái ứng chiến 100% sẵn sàng vãi ra, nhưng
trong bụng họ đầy một kho thuốc nổ, sẵn
sàng (Nỗ … Nỗ) ngất trời xanh , nói về (Nỗ) thì ôi thôi !!! trên đời nầy
tôi nghỉ rằng chỉ có một Huế.
Lúc tôi vào
tá túc tại Trà Vinh củng là lúc chính
sách của Cọng sản bắt nông dân vào Hợp Tác xã, thành lập đội, đoàn, để dể bề
thu tóm lúa gạo như ở các tỉnh miền
Trung, trước mắt tôi thấy đó là Thừa
Thiên và Quảng Trị.
Người nông
dân chất phát của Trà Vinh sáng sáng bên ly Xây chừng tại các quán cà phê chồm hổm đầu xóm, lúc nào
cũng vui vẻ kháo nhau :
-
Dô chứ, sao lại không dô, dô
rồi không ra .(six)
Tôi nghe cứ tưởng như ở Huế, răm rắp
tuân lệnh, hăng hái vô Hợp Tác xả, mà
CS. gọi là làm ăn tập thể để xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nhưng tôi đã lầm to câu nói (Dô không RA)
Ý họ nói (vô Hợp Tác Xã họ sẽ không ra
đồng ruộng) , và họ cũng đã bỏ liền mấy vụ tuyệt đối, không cày không cấy, CS cũng bó tay chẵng làm gì được họ. Không còn đặt vấn đề hợp tác hợp tơ gì nữa.
Trở lại phi trường Long Beach, tiếp tục theo đoàn
người vào nhận hành lý, lò nướng bánh mỳ bên quê mình có lẻ nhiệt độ khó cao
hơn đây . Mái nhà tôn to rộng, lợp thấp không trần che , mồ hôi ở xứ mát lạnh
lâu ngày quên làm việc , bây giờ tranh
nhau tuôn ra cho bằng được, thật khoái chí , đứng yên nhắm mắt lại cứ tưởng tượng mình đang trong phòng tắm hơi .
Trên đường về
nơi trọ, qua
cánh cữa xe, nhìn sinh hoạt của thành phố thấy vui làm sao ấy, một cảm giác thân thiện, cứ ngờ ngợ như xe mình đang chạy ngang qua ngả sáu Sài gòn,
qua bùng binh Quách thị Trang …
Không khí dịu
dần, đêm về nghe lành lạnh , một giấc
ngủ chập chờn vì đêm đầu của CA. cái gì
cũng là lạ.
Thành phố
thức dậy sau giấc ngủ muộn, sinh hoạt bát nháo trở lại theo ánh mặt trời, xô
bồ, tấp nập, vội vàng có vẻ như chụp giật, tay cầm ổ bánh mỳ vừa ăn vừa lái xe, một hoạt cảnh không nhìn tận mắt
nghe người ta nói quả thật khó tin.
Cali . thủ đô
của người Việt tỵ nạn tưng bừng náo
nhiệt, đứng trước khu thương mại Phước Lộc Thọ một cảm giác lâng lâng như ngày
nào ngơ ngẫn trước cữa chợ Bến Thành .
Sáng hôm nay mười một giờ hẹn bạn bè uống Cà Phê để
tâm sự, địa điểm quán Mưa Rừng. Hẹn
nhau mười một giờ mà mới chín giờ tôi đã
lò dò tới đó. Vì muốn tìm lại cái thú nhâm nhy ly cà phê đen
ngồi nhìn sự khởi động của thành phố buối bình minh.
Cà Phê Mưa
Rừng do Chiến hữu Phạm Hòa đề nghị, tới đây lại ngẫn ngơ, quán nầy có chút
giống quán cà phê vỉa hè bên cạnh trường Nguyễn Bá Tòng Gia định, có chút
giống quán Cà Phê Lạc Sơn trước chợ Đông ba, nơi tôi thường đóng đô ngồi nhìn
sinh hoạt ban mai của phố Huế, bàn nầy
bàn kia đầy ghế với nhiều sắc áo nhà
binh.
Hành lang của
Mưa Rừng mù mịt khói thuốc, khách uống cà phê sớm cũng khá đông, góc nầy,
góc kia, vọng lên tiếng cười xen lẩn
tiếng chưởi thề. Nhìn lướt qua nhận ra ngay
họ là những cựu chiến binh, cách
trang phục như một dấu chỉ nhắc nhở một
thời oanh liệt đã qua còn lại chút gì
vương vấn trên họ, người thì đội nón lưỡi trai, kẻ thì mủ nồi đủ màu có Quân Hiệu, người thì áo trận, kẻ thì quần hoa. Một cãm
giác thân thương, gần gủi mặc dù không quen biết.
Tôi chọn
chiếc bàn trống cuối hành lang ngồi chờ, rồi lần lượt từng người, từng người tới, trước tiên là Phạm Hòa,
rồi Niên trưởng LÊ Minh, tiếp theo huynh
trưởng Lê văn Minh, Rinh, Lê Tinh Anh, Minh Ngà, Mạnh, Sơn Liêm, Nguyễn Thành Điểu, Hương, Lập và mấy Kingbee
các anh: Thiệt, Khánh, Thận, Bằng, Hạnh, Ngọc .
Lại thêm một
bóng hồng đi tới, miệng cười tươi như hoa nở, tha thướt trong chiếc áo
dài lụa màu đọt chuối non, vai vắt một
khăn quàng cờ vàng ba sọc , tôi ngờ ngợ đã gặp ở đâu đó , à té ra là cô Thủy Băng Tâm, mấy bài
thơ đậm đà tình chiến hữu và hình của cô
có đăng trong tập san Đại hội Chín.
Không khí của buổi
uống cà phê rộn rả, ấm cúng, ánh mắt trìu mến nhìn nhau, một cảm
giác thân thương khó tả, ngồi quán Mưa
Rừng giữa đám đông đồng đội, tâm hồn tự
nhiên thấy trẻ lại cứ những tưởng mình đang ngồi quán Cà Phê Trúc của Kon Tum, chiều Tím của
Ban Mê Thuột, dảy cà phê chồm hổm tại
ngả ba Sơn Chà trước cổng Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác thuở nào.
Thời gian
không ngừng lại, lưu luyến phút chia
tay .
Những siết tay thật chặt…
Hẹn gặp lại
!!! hẹn gặp lại !!!
Các anh đi qua dự ngày hội của đơn vị bạn TQLC. Tôi
đứng lại với Phạm Sơn Liêm và Nguyễn thành
Điễu một lúc rồi ra đi, đứa về Los. đứa về San Jose, tôi thả bộ dọc hành lang
của con phố, cứ tưởng mình đang đi trên đường Trần Hưng Đạo hướng về phía Chợ
lớn…
Tối thứ hai
mấy đứa cháu mời một bữa cơm chia tay để ngày mai trở về vùng đất lạnh, vùng đất có cây xanh muôn thuở, có những chiếc máy bay cất cánh từ trong hồ, hạ cánh trong
làn nước xanh tung tóe .
Restaurant NHƯ - Ý .
Rất hấp dẩn
khi đọc hàng chử đỏ (Đặc biệt cá 7 món) .
Chúng tôi đến quán ăn lúc đèn đường vừa lên , bãi
đậu xe của nhà hàng rất rộng nhưng chỉ
lưa thưa vài chiếc đậu sát cữa ra vào , gió
mát nhẹ riu riu thổi luồn
trong sương chiều rất dễ chịu , mấy đứa cháu quen với thời tiết
của CA . đứa nào cũng than lạnh vội
vàng đẩy cữa chạy vào trong .
Nhà hàng được
thiết kế làm hai , sau cánh cữa kính , có nhạc ,có Karaoke , bên
ngoài thoáng mát , nhạc nhẹ , có lẻ dành cho những người lớn
tuổi không ưa ồn ào vừa ăn vừa nói
chuyện .
Thân nhân của tôi mười mấy người đa phần là đám choai choai thích ồn ào chúng
chọn bên trong .
Nhà hàng
buổi tối đầu tuần nhân viên phục
vụ thong thả vì ít khách, đẩy cữa bước
vào nhìn quanh căn phòng được đặt khoảng
chục bàn ăn , nhưng chỉ hai bàn có khách
, một bàn sát tường hai người phụ nử
ngồi đối diện nhau, một bàn tròn to ba cặp sồn sồn, họ ngồi bên cạnh chúng tôi, trong góc trái
một sân khấu nhỏ bằng chiếc
giường đôi, chằng chịt dây là dây , người đàn ông đứng tuổi đầu láng mướt , chải chuốt trong chiếc áo sa tanh láng bóng ngồi điều khiển âm
thanh và chọn nhạc cho khách , trước sân khấu là một sàn nhảy nho nhỏ
khoảng ba bốn cặp là đụng nhau , người điều hợp (MC) một thanh niên rất trẻ,
anh ta đang hát , giọng ca ấm áp mượt mà.
Anh ta hát liền mấy bản rồi rời bục cầm tờ giấy
đi quanh mời khách đóng góp hát giúp vui. Mấy đứa choai choai nhà tôi tranh nhau ghi tên, rồi bắt đầu một bài ca nhạc
trổ lên bập bùng, ánh sáng nê
ông lùi lại nhường chổ cho đèn mờ, hai cặp ngồi
bàn tròn kế bên dìu nhau ra sàn nhảy , ánh sáng trở lại họ lui về
bàn mình, từ bục hát tiếng người
thanh niên vang lên:
- Thưa quý bạn, tiếp theo là bản Hoài Mong phần trình bày do chính người sáng tác đó là cô Như ý, xin mời cô
Như Ý người khách quen của nhà hàng chúng tôi.
Người con gái chững chạc bước lên giọng ca ấm buồn, khắc
khoải thoát ra từng chử từng câu theo điệu Slow:
(Khoảng
đất trời bao la, Con vẫn mong chờ Cha.
Giữa cảnh
đời gian nan, Xuôi giòng theo ngày tháng
Như những
áng mây trôi, Con luôn luôn mong đợi
Một cánh
Dù chơi vơi, Đáp xuống giữa cuộc đời .
Sưỡi lòng
Mẹ lòng con, Về đây hởi Cha ơi…
Ngày nào
Cha trở lại, Chuyến Cha đi
quá dài
Nặng trĩu
vai chờ trông, Xuân tàn lại sang Đông
Từng phút
giây cuộc sông, Con vẫn mải chờ mong).
Nhà hàng lặng
im, có tiếng thở dài, một thoáng buồn cùng chia xẻ nổi chờ trông của cô gái .
Bầu khí sôi động trở lại qua mấy
bài hát của mấy chú nhóc nhà tôi.
Cặp sồn sồn bàn tròn kế bên
quay cuồng trong điệu Tăng gô.
Lại tiếng giới thiệu của chú điều hợp.
- Thưa các bạn, con mong Cha, mẹ chờ tin chồng qua bản nhạc (Về
đây anh) cùng một tác giả, con sáng tác cho Mẹ hát về Cha thân yêu của mình, xin mời các bạn cùng lắng
nghe (Về đây anh) của bà Tiếu Nhi.
Người phụ nử dong dõng cao từ từ lên bục, bà
bắt đầu hát, tiếng ca trầm buồn, réo rắt, chơi vơi.
Buổi anh đi
không hẹn ngày trở lại
Thu tàn đông
tới xuân vẫn hoài mong
Em tìm anh
theo ngày tháng phiêu bồng
Của giòng chảy
buổi trưa chờ sáng đợi
Anh có biết
những chặp chiều xế tối
Hoa mắt
nhìn mủ Đỏ vội đi qua
Hình bóng anh
trong ảo ảnh nhạt nhòa
Người lính
trận áo hoa rừng kiêu dủng
Anh ở đâu
triền cao hay thung lủng
Bao thu tàn lá
rụng phủ hồn anh
Em mải chờ một cánh én mùa xuân
Báo tin vui
của anh từ mặt trận
Sẽ tặng anh
vạn nụ hôn nồng thắm
Rồi xuân qua
én chẵng quay lại chào
Người Biệt
Kích năm nào hồn bất tử
Tình chúng ta
trăm ngàn trang lệ sử
Chép thành thơ
ghép nhạc hát về anh
Cho chơi vơi
lạc lỏng giữa trời xanh
Đến đâu đó
cánh rừng anh ngự trị
Mải tôn thờ người Vô danh Chiến sỹ
Về đây , về
đây anh em đang đợi
Mái tóc xanh
nay đã đổi thay màu
Tình chúng
mình đẹp tựa ánh trăng sao
Em vẫn hát chờ
ngày anh trở lại.
Buồn và cảm động quá nhưng người Phụ nử tên Tiếu Nhi ấy đã hát một câu … (người Biệt Kích năm nào hồn bất tử).
đánh động trí nhớ của tôi … … …(một hôm Trung tâm sự) :
-
(Tao quen con nhỏ lâu lắm rồi
bao nhiểu lần hẹn hò nhưng đành chịu , tay cũng không nắm được, mầy biết tại sao không, ra khỏi nhà là phải có con em
gái mười tuổi đi kèm, nếu không có con bé đi theo thì khỏi ra
cữa. Tiếu Nhi cũng bực bội lắm
nhưng không biết làm sao. Mầy làm ơn giúp cho tao với, tối thứ bảy nầy tụi
tao hẹn coi Ci nê, mầy cùng đi rồi chịu
khó ngồi lại với con bé, cho hai đứa tao đi hú hý một chút, tao sẽ trở lại
rạp trước khi tan hát.
- Như thế bổn phận của tao là vú em cho tụi mầy.
Tôi
làm vú em cho Trung mấy lần , lần cuối Trung nói (chuyến
Công tác nầy về tụi tao tính chuyện tiến tới vì Tiếu Nhi báo đã mang
thai , tao cám ơn mầy, tụi tao đám cưới
mầy phải xách lồng đèn), và rồi chuyến
đi ấy Trung không về, sau hơn một tháng
tìm kiếm của Covey tôi có ghé nhà gặp riêng Tiếu Nhi và nói nhỏ Trung đã mất
tích. Tiếu Nhi lặng lẽ cúi đầu đi vào phòng đóng cữa lại
.Tôi cũng âm thầm ra về , rồi ngày tháng trôi qua theo thăng trầm
của cuộc sống, đã bốn chục năm
rồi , hôm nay nghe lại tên Tiếu Nhi, có phải người ấy là mối tình của Trung và người con gái ngồi
đó là con của Trung không ?
Tôi củng tò mò muốn biết .
Cuộc tình của họ xét cho cùng tôi vẫn là người có tội, nếu
tôi không làm vú em thì người ấy không
trở thành góa phụ.
Tôi mom men đến chào hai người và giới
thiệu tôi một thời là lính có thể là lính cùng đơn vị với người cô và chị đang mong .
-
Biệt Kích Ư ?
-
Tôi gật đầu .
Hai người vui vẻ mời ngồi, tôi định hỏi thăm về câu chuyện vú em năm xưa nhưng chị ấy lên tiếng trước:
Một âm thanh buồn đôi mắt như lạc
thần mơ nhìn về một nơi nào đó như chiếc máy nói xối xả trào tuôn những cảm xúc, những ức chế
có lẽ đã dồn nén mấy chục năm qua, bây giờ có dịp bùng nổ , tôi lặng yên ngồi nghe, mở đầu chị
đọc mấy câu thơ:
(Tôi là tôi của âm ba tích tắc
Đến và đi trong một thoáng thật nhanh
Vượt vô cùng đột phá mọi âm thanh
Sẽ có mặt nơi nơi cần biến hiện…)
MG .
Lâu lắm rồi, hôm nay mới có dịp ngâm
nga mấy câu thơ của Mặc Giang cho anh
nghe vì anh tự nhận mình là người cùng màu áo với anh ấy .
Cuộc đời thật chua chát làm sao, tôi
bụng mang dạ chửa bước đi như chiếc lá cuốn theo cơn lốc bay qua làng mạc, phố thị của quê hương đầy
kinh hoàng bom đạn và chết chóc, tôi
chẳng hiểu mục đích của những bước chân, về đâu, làm gì , thất thểu theo
giòng người, xuôi mình theo xuôi ,
ngược mình theo ngược, nhưng mắt vẫn dáo dác tìm, nhận dạng những người lính trận áo hoa .
Anh ấy hứa sau chuyến ra đi đó sẽ trở
về làm đám cưới, chúng tôi đã vẻ một thiên đàng với hạnh phúc thênh thang.
Nhưng anh ấy đã bỏ tôi đi biền biệt như
nhà thơ Mặc Giang đã viết .
(Đến và đi trong một
thoáng thật nhanh).
Tất cả đả mất hết theo vận nước và phận
người. Ba mươi bảy năm mẹ con tôi nương nhau sống với những kỷ niệm, tôn thờ một hình bóng.
Cám ơn anh đã cho mẹ con tôi một gợi nhớ
mảnh liệt .
Tiếng người
con gái :
- Sao Mẹ nói nhiều quá vậy, để cho bác ấy thở với chứ .
Tôi định hỏi chị ấy nhiều điều nhưng mấy đứa
cháu réo:
- Ông ơi ! về mai chúng cháu đi học sớm.
(Đến
và đi trong một thoáng thật nhanh …)
Thôi cứ cho dĩ vãng ngủ yên .
CA đêm hạnh ngộ
9 . 12 . 2012
Gỡi hương cho gió
Trở lại vườn xưa chỉ một mình
Dưới dàn hoa dạ gió rung rinh
Rêu phong phủ kín hàng ghế đá
Hiển hiện nơi đây một bóng hình
Thoang thoảng mùi hương hoa Dạ lý
Dấu hài in đậm lối em đi
Sương khuya thấm ướt bờ vai lạnh
E ấp bên rào bụi Tường Vy .
Gió ơi cho gởi hương hoa Dạ
Tặng người trong mộng dưới thềm hoa
Mong manh như giọt sương trên cỏ
Gió thỗi tan rồi mộng vở ra.
Phương-Lâm Ngôn Nguyễn.
Subscribe to:
Posts (Atom)